CÂY MẬT GẤU MIỀN BẮC - HOÀNG LIÊN Ô RÔ ( CÂY MÃ HỔ )
Tên gốc: Cây mật gấu
Tên gọi khác: Hoàn liên ô rô, mã hổ
Tên khoa học: Mahonia nepalensis DC (thuộc họ hoàng liên gai)
Tên tiếng Anh: Bitter Leaf
Cây mật gấu miền Bắc hay còn gọi là cây mật gấu bắc vì cây mọc chủ ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có khí hậu khô, địa hình núi cao như: Hòa Bình, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La…
Đặc điểm của cây mật gấu miền Bắc
Cây mật gấu miền Bắc
Cây mật gấu miền Bắc là loài cây thân gỗ, cao khoảng 4m – 6m, thân cây có màu vàng hoặc vàng cam nhạt, cành không có gai. Những cây lớn có thể cao khoảng 8m. Thân có vị đắng tự nhiên ( thường được ví như mật công) nhưng không bị đắng gắt.
Lá cây có dạng kép hình lồng chim sẻ, các cành mọc so le nhau dài khoảng 20cm – 40cm, đầu lá sắc nhọn, cuống tròn rộng 2,5cm – 4cm, dài khoảng 7cm – 10cm, mỗi bên lá có khoảng 4-8 răng…
Hoa mật gấu mọc thành cụm, có màu vàng nhạt.
Quả mọng màu xanh, hình cầu.
Thành phần được sử dụng làm thuốc: Thân, rễ và lá cây.
TÁC DỤNG CỦA CÂY MẬT GẤU BẮC ( HOÀNG LIÊN Ô RÔ )
Cây lá đắng khác với cây mật gấu - hoàng liên ô rô dù cả hai đều có tác dụng chữa bệnh nhất định. Trong khi hoàng liên ô rô hay còn được gọi là cây mật gấu có tên khoa học là Mahonia bealei đã có ở Việt Nam từ lâu thì cây lá đắng chỉ vừa xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 21 (tên khoa học là Vernonia amygdalina).
Cây mật gấu hay hoàng liên ô rô, hoàng bá gai (danh pháp khoa học: Mahonia bealei) là loài thực vật có hoa thuộc họ Hoàng liên gai được mô tả lần đầu vào năm 1875.
Thành phần hóa học của cây mật gấu
Trong thân cây mật gấu có từ 0,35 đến 2,5% becberin. (Becberin là thành phần để chế thuốc chống đi ngoài phân lỏng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa).
Công dụng của cây mật gấu:
- Mật gấu vị đắng, có tác dụng mát gan, giải độc, hạ men gan
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, viêm gan C
- Tác dụng điều trị chứng và da do bệnh gan
- Tác dụng giã rượu rất tốt
- Phòng và điều trị sỏi Mật
- Giảm đau lưng, điều trị bệnh xương khớp
- Tác dụng tiêu mỡ bụng
- Điều trị viêm đại tràng, bệnh đường ruột
– Cây mật gấu được dùng nhiều trong các vị thuốc dân gian như bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức: Bài thuốc điều trị Viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội.Vỏ cây Vàng kiêng hay cây Mật gấu (Hùng đởm thụ) 30g sắc uống. Hoặc uống Mật gấu, mỗi lần bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 – 3 lần hoặc mật gấu tươi với liều tấn công.
Độc tính và tác dụng phụ
Những thử nghiệm thực tế trên động vật cho thấy, hoàn toàn không có sự khác biệt giữa động vật được và không được uống dịch chiết từ cây mật gấu.
Thử nghiệm này đánh giá về mô học của tim, gan, thận. Trọng lượng cơ thể, các chỉ số về máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… Từ kết quả cho thấy rằng, độc tính của cây mật gấu chưa được ghi nhận trên thực nghiệm.
Tuy nhiên, việc sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao cũng có thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Các tác dụng phụ thường gặp như hạ huyết áp, táo bón.
Cách sử dụng cây mật gấu
Có nhiều cách sử dụng cây mật gấu, nhưng đơn giản và hiệu quả nhất ta thường dùng hai cách sau:
– Sắc nước uống: Có thể dùng lá hoặc thân cây mật gấu (cây hoàng liên miền bắc). Đem cắt lát nhỏ, cho vào nồi; đổ thêm nước theo tỉ lệ 20g/1 lít nước rồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.
– Ngâm rượu: Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Chủ yếu dùng thân cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là được (bằng ngón tay), phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất, rượu ngâm sau 1 thời gian chuyển sang màu vàng tùy đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào, tùy độ đặc mà người uống khi rót rượu từ bình ra khi uống có thể pha thêm rượu ở ngoài, điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, tê thấp, ngâm với rượu có tác dụng rất tốt.
Cách ngâm rượu cây mật gấu
– Chuẩn bị: tỷ lệ 2 lít rượu ngâm với 0.2 kg rễ (hoặc thân) cây mật gấu
– Cách thực hiện:
Bước 1: Rễ (thân) cây mật gấu được rửa sạch, chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu, đem phơi khô.
Bước 2: Cho rượu và rễ (thân) cây mật gấu vào trong bình ngâm, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng là có thể đem ra dùng được. Rượu có màu vàng rất đẹp, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào số tỷ lệ cây mật gấu trên số lượng rượu dùng để ngâm. Rượu uống có vị đắng, nhưng uống quen rất thích. Nếu rượu đậm quá có thể pha thêm rượu để dùng.
Bước 3: Người ta thường dùng 10 – 20gr rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.Dùng lá hay quả (8 – 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa…
Lưu ý: Khi sử dụng rượu cây mật gấu, nếu thấy rượu quá đặc bạn nên pha thêm chút rượu trắng. Rượu mật gấu rất tốt cho xương khớp, tiêu hóa xong không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây cồn ruột).
Công dụng và liều dùng cây mật gấu bắc với 1 số bệnh:
Chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, ăn không tiêu
Dùng các dược liệu gồm hoàng liên ô rô 15g, rễ cốt khí củ 15g đem đi thái nhỏ và sắc nước uống. Mỗi lẫn sắc chia làm hai lần uống mỗi ngày.
Nếu không dùng thuốc sắc bạn có thể tán các nhỏ các vị thuốc trên thành bột để uống.
Chữa đau mắt đỏ, viêm gan, vàng da
Đem hoàng liên ô rô 15g, hạ khô thảo 10g sắc nước uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Chữa viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt
Dùng hoàng liên ô rô 15g, lá khổ sâm 20g đem đi nấu lấy nước để rửa vùng da bị viêm hay mẩn ngứa.
Chữa ung thư gan
Đem các dược liệu gồm hoàng liên ô rô 30g, cây long quỳ 30g đem đi sắc nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa ung thư mũi họng
Dùng hoàng liên ô rô 60g, thạch bì 40g, hạ khô thảo 45g, cam thảo 9g đem đi sắc nước uống mỗi ngày.
Chữa ung thư phổi
Dùng hoàng liên ô rô 15g, thạch quyết minh 30g, toàn yến 6g, cương tàm 9g, câu đằng 9g, trư ương ương 30g, xà lục cốc 30g (sắc trước) đem đi sắc lấy nước uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng.
Lưu ý khi sử dụng cây hoàng liên ô rô
Tác dụng phụ: cây hoàng liên ô rô có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, nóng da, kích ứng và một số phản ứng dị ứng như mẩn đỏ, phát ban.
Tương tác: hoàng liên ô rô có thể tương tác với một số loại thuốc như Neoral, Sandimmune, Mevacor, Biaxin, Crixivan, Viagra, Halcion…
Vì vậy trong quá trình sử dụng cây để làm dược liệu bạn nên lưu ý những điều sau đây:
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn có tiền sử dị ứng các loại dược liệu khác nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi dùng cây hoàng liên ô rô.
Trong hoàng liên ô rô chứa berberin nên trẻ em và trẻ sơ sinh không được dùng vì nó gây những tổn thương não cho trẻ.
Lưu ý chung khi dùng các thảo dược
Trước khi áp dụng những bài thuốc từ cây mật gấu để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh, người dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Trong quá trình dùng các bài thuốc từ cây mật gấu để trị bệnh, người bệnh cần kết hợp với việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ngủ đủ giấc, duy trì lối sống làm mạnh, rèn luyện sức khỏe hàng ngày, tránh xa chất kích thích,… để bệnh mau chóng được đẩy lùi, sức khỏe phục hồi.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và giới thiệu. Chúng tôi không đưa ra những chỉ định, lời khuyên,… thay thế cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.