Hướng dẫn Vệ sinh, khử trùng thớt đúng cách

Ngày đăng: 08/08/2019 03:09PM | Lượt xem: 757

VỆ SINH, KHỬ TRÙNG THỚT ĐÚNG CÁCH

1. Vì sao phải vệ sinh thớt trước và sau khi dùng???

Theo nguồn tin tức của Global Hygiene Council – một Tổ chức Y tế trên thế giới tìm thấy trên bề mặt thớt có chứa nhóm vi khuẩn Fecal, E.coli trong thớt bẩn nhiều hơn bồn cầu vệ sinh tới 200 lần. Tiến sĩ Lisa Ackerley, chuyên gia An toàn thực phẩm của Đại học Salford (Anh) cũng giải thích thêm: “Khi để thớt trong một giờ mà không được rửa sạch sẽ, vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và khó loại bỏ, nhất là đối với thớt gỗ cũ, nhiều rãnh sâu. Đặc biệt, vi khuẩn E.coli, Salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột) dễ dàng lây lan từ thớt sang thực phẩm chế biến và gây ra nhiều bệnh".

Các vi khuẩn chứa mầm bệnh từ thớt nhiễm vào thức ăn từ mùn thớt  thật ra không nằm ở chuyện thớt làm bằng nguyên liệu gì, bằng gỗ hay bằng nhựa hay thủy tinh mà chủ yếu là do thói quen dùng và cách bảo quản, vệ sinh thớt không đúng. Không phải cứ dùng thớt nhựa, thủy tinh mà bạn có thể cho rằng dễ vệ sinh và  bảo quản là tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Thậm chí thớt nhựa còn chứa nhiều vi khuẩn theo tin tức " sự thật vi khuẩn chết người có trong thớt nhựa"

2. Bí quyết chọn mua thớt phù hợp và an toàn cho sức khỏe

Đề phòng nhiễm bệnh từ thớt, trước tiên bạn nên biết cách chọn thớt và sử dụng với từng mục đích, công dụng riêng.

Hiện nay trên thị trường và các siêu thị có rất nhiều sản phẩm thớt từ các thương hiệu và chất lượng khác nhau như thớt gỗ, thớt nhựa, thớt thủy tinh. Thớt nhựa không chịu được lực tác động lớn. Nếu bạn chặt thịt cá, thớt có thể bị nứt, vỡ, dao nhanh cùn hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thớt nhựa để thái các loại thức ăn mềm đã chế biến, không cần nhiều lực.

Thớt nhựa

Thớt nhựa

Thớt thủy tinh làm từ thủy tinh chịu lực nên không bị mùn, oxy hóa, dễ lau rửa, chịu được nhiệt độ cao. Bạn có thể yên tâm thái thực phẩm mà không sợ làm trầy xước bề mặt thớt. Tuy nhiên, bề mặt thớt cứng làm dao nhanh cùn và bóng thái thịt khó thái dứt khoát và không thích hợp cho việc băm, chặt thức ăn. Ngoài ra, bề mặt thớt trơn nhẵn có thể khiến dao dễ bị trượt, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Vì thế bạn chỉ nên dùng thớt thủy tinh để thái trái cây, rau củ, thức ăn mềm, các món cơm cuốn, sushi, thức ăn đã được chế biến như thịt luộc, thịt quay, giò, chả.

Thớt thủy tinh

Thớt thủy tinh

Thớt gỗ thích hợp cho băm chặt, thái các loại bởi tính chất của thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn. Với các thớt gỗ thường như xà cừ, cao su hay gỗ tre dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, dễ mục. Thớt gỗ nghiến đặc tính cơ học cứng, chắc nặng hơn với các loại thớt gỗ thông thường khó tạo mùn hơn do đó không gây nên mùi hôi.

Đặc biệt, lưu ý trong quá trình lựa chọn cần chọn thớt chất lượng, tránh mua thớt không rõ nguồn gốc, nên chọn các loại thớt có màu tự nhiên, chất gỗ không chứa dầu, không sơn hóa chất phủ bóng như PU để làm đẹp thớt, không phủ màu độc hại nhằm hạn chế tối thiểu chất độc, phẩm màu thấm vào các loại thực phẩm và truyền vào cơ thể người gây ra bệnh.

>>> Shoptienichgiare.com chỉ cung cấp duy nhất loại thớt nghiến cao cấp không mùn, không tâm chuẩn 100%.

Thớt nghiến chuẩn

Thớt nghiến chuẩn không tâm, không mùn

Một điều quan trọng mà hầu hết các gia đình hiện nay mắc lỗi là trong gian bếp chỉ sử dụng duy nhất một chiếc thớt để dùng trong việc thái cả thức ăn sống và chín. Bởi trong thực phẩm sống chứa rất nhiều vi khuẩn, giun, sán chưa được tiêu diệt như khi nấu chín hơn nữa còn dễ nhiễm khuẩn chéo vì cùng tiếp xúc với bề mặt thớt, vi khuẩn bám trên bề mặt đó dễ dàng di chuyển đến các thực phẩm chín, xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Ví dụ như bạn dùng thớt thái thịt sống để nấu, sau đó lại dùng thớt đó để thái rau quả làm salad trộn có thể làm bạn bị nhiễm khuẩn nhẹ thì ngấm trong cơ thể bạn; nặng thì bị tiêu chảy. Trong quá trình sử dụng bạn chỉ nên sử dụng 1 mặt thớt ( không nên dùng đồng thời 2 mặt vì khi phơi thớt mặt còn lại thường hay bị ẩm tạo môi trường vi khuẩn sinh sôi).

Gian bếp nên có ít nhất 3 chiếc thớt trong gia đình và được đặt cách xa nhau để tránh lây khuẩn chéo: thớt dùng cho thực phẩm sống, thớt dùng cho các thực phẩm chín và thớt để thái hoa quả. Khi bề mặt thớt chuyển màu hoặc đã có nhiều vết chém hay rãnh sâu bạn nên thay thớt cũ bằng chiếc thớt mới; còn nếu bạn không xác định được thì định kỳ 6 tháng bạn nên thay bằng chiếc thớt mới. Riêng thớt bằng gỗ nghiến chuẩn bạn có thể để thời gian dùng lâu hơn hoặc khi thấy nhiều viết chém mà viền thớt vẫn cứng và chắc có thể dùng máy mài sâu vào bề mặt cho đến khi không nhìn thấy vết dao chém; tuy nhiên cũng không nên dùng thớt quá lâu vì vi khuẩn có thể đã ngấm sâu vào thớt.

3. Hướng dẫn các cách vệ sinh, khử trùng thớt

Theo Stephanie C., một biên tập viên web mẹo vặt gia đình Expert Home Tips thì nước rửa bát thường không diệt được hết vi khuẩn trong thớt, ngay khi bạn rửa với nước ấm. Bên cạnh đó, Stephanie còn chia sẻ thêm, hóa chất tẩy rửa thường kém an toàn cho sức khỏe con người. Thay vào đó, bạn có thể dùng các cách diệt khuẩn, khử trùng tự nhiên dưới đây để giúp làm sạch các loại hóa chất và diệt hết các vi khuẩn còn sót lại sau khi vệ sinh thớt bằng nước rửa chén.                                  

- Chanh và muối

Chanh và muối là thực phẩm luôn sẵn có trong tủ bếp các gia đình; đây là nguyên liệu có tính chất diệt khuẩn tốt, khử sạch vết bẩn cũng như mùi hôi trên thớt gỗ bởi tinh chất axit có trong chanh. Sau khi vệ sinh thớt thực phẩm bám trên thớt, bạn khử trùng thớt bằng cách vắt chanh lên thớt, dùng muối rắc vào với nước cốt chanh rồi dùng miếng chanh đã cắt chà đều trên bề mặt thớt khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, bạn rửa sạch lại với nước và phơi thớt nơi khô thoáng tránh nguồn nhiệt quá nóng gây biến chất thớt nhựa, hoặc làm cong vênh thớt gỗ, với thớt thủy tinh có thể phơi ngoài ánh nắng cho khô.

vệ sinh thớt bằng chanh muối

Vệ sinh thớt bằng chanh và muối

- Dùng giấm

Giấm vừa là loại gia vị vừa loại sản phẩm thường dùng để chà rửa làm bóng do tính chất axit mạnh có trong nó. Sản phẩm vừa tự nhiên không hại sức khỏe như các sản phẩm chứa hóa chất tẩy rửa, vì nếu bạn không rửa hết hóa chất nó sẽ ngấm ngược lại vào thực phẩm khi thái trên thớt; ngoài ra chất tẩy làm biến chất bạc màu, dễ làm mủn thớt. Bạn có thể dùng cách khử trùng này bằng việc thoa đều giấm nguyên chất lên hai mặt của thớt rồi dùng khăn giấy lau khô lại.

- Sử dụng nước ion axit mạnh

Ngoài cách dùng chanh và muối hoặc dùng giấm ở trên để diệt khuẩn trên thớt gỗ, dùng nước ion axit cũng có tác dụng tương tự bởi đặc điểm chứa chất axit. Tuy nhiên, so với cách dùng các sản phẩm tự nhiên, dùng nước ion axit là cách đơn giản hơn nhưng đem lại hiệu quả cao hơn.

Vậy, nước ion axit là gì? Nước ion axit được tạo ra như thế nào?

Nước ion axit, còn được gọi là nước điện giải ion axit, nước axit… thường dùng để làm đẹp (nước axit yếu) và vệ sinh, tẩy rửa (nước axit mạnh). Như vậy, loại nước ion axit dùng để vệ sinh thớt gỗ hiệu quả là nước ion axit mạnh, có độ pH 2.5 – 3.5.

Bình luận bài viết
Tin mới

Các tin khác